Tại COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính gây bất ngờ với thế giới khi cam kết Việt Nam sẽ đưa phát thải ròng bằng “0 vào năm 2050. Đây là một mục tiêu rất thách thức bởi ngay cả những nước phát triển cũng chưa đặt ra cột mốc tham vọng như vậy.
Thế nhưng, không nhiều người nhận ra rằng, trước khi có tuyên bố này, những bằng chứng thực tiễn về khát vọng chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế hướng tới một Việt Nam xanh đã bắt đầu từ cả chính quyền địa phương, trung ương, lẫn các doanh nghiệp.
Quảng Ninh từ một “nền kinh tế nâu” – phụ thuộc vào than đá, đã dần chuyển sang xanh với dịch vụ du lịch và công nghiệp công nghệ cao và đã bắt đầu từ nhiều năm trước. Năng lượng điện tái tạo của Việt Nam có tổng sản lượng phát điện trên toàn quốc tăng từ 27% năm 2010 lên gần 50% vào năm 2022 – đây cũng là một con số làm sửng sốt với thế giới.
Với các doanh nghiệp, từ 20 năm trước, khi mà kinh tế xanh vẫn còn xa lạ, Tập đoàn Ecopark đã kiên trì với chiến lược bất động sản Xanh. Họ bắt đầu đơn giản là GREEN ZONE – Khu đô thị nhiều cây xanh, nhưng giờ đây đã tiến tới chiến lược BLUE ZONE – Vùng xanh có môi trường sống trong lành, nhiều ion âm, xây dựng môi trường sống trong lành thuần khiết để giúp cư dân nâng cao tuổi thọ.
Trong khi đó, Gamuda Land là doanh nghiệp bất động sản có chiến lược đặc biệt là biến những bãi rác, rốn nước thải thành những khu đô thị xanh bậc nhất. Đi kèm với đó là khu đô thị có quy trình chất thải 6R để giảm thiểu chất thải thải ra môi trường bên ngoài,..
Với ngành tài chính, khi nhiều tổ chức vẫn còn e ngại trong việc cho vay năng lượng tái tạo, thì một số ngân hàng đã đi tiên phong tìm hiểu và là nhà tài trợ lớn cho các dự án năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, với sự tiên phong từ ACB, HSBC Việt Nam, SHB, BIDV, MB, HDBank, Nam A Bank … Đây chính là một động lực quan trọng giúp cho công suất và tỷ lệ phát điện từ năng lượng tái tạo ở Việt Nam có bước nhảy vọt trong vài năm gần đây.
Ở lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã tiên phong trong việc không sử dụng bao bì nilon hoặc dùng nilong tự phân huỷ. Một số doanh nghiệp như Nhựa tái chế Duy Tân đã đầu tư khoản kinh phí khổng lồ để xây dựng nhà máy sản xuất nhựa tái chế công nghệ cao, sản xuất ra các sản phẩm nhựa tái chế thân thiện với môi trường, phục vụ tiêu dùng không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu đi 12 nước trên thế giới.
Hay trong khi các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán vẫn loay hoay với câu chuyện ESG thì ACB đã là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam công bố báo cáo tài chính riêng về ESG.
Nói cách khác, một “Tầm nhìn xanh Việt Nam” với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 được Thủ tướng tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu trong khuôn khổ COP26 đã có những mạch nguồn mạnh mẽ phát triển từ trước đó.
Thế nhưng, những mạch nguồn ấy sẽ được nhân rộng và phát triển như thế nào để một mục tiêu vô cùng thách thức vào năm 2050 có thể hoàn thành vẫn là một bài toán khó.
Làm sao để cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng “thoát nâu” mạnh mẽ, hiệu quả và xanh hóa một cách bền vững, tràn đầy cảm hứng như cách mà, Gamuda Land, Masan, HSBC Việt Nam, SHB, ACB, Nhựa tái chế Duy Tân… thực hiện sẽ là một chủ đề thú vị cần được thảo luận. Bên cạnh đó, việc cùng tìm ra những gợi ý chính sách có thể giúp cho việc chuyển dịch “thoát nâu” và xanh hóa hiệu quả cũng là một chủ đề được nhiều người quan tâm. Đó cũng là lý do mà chúng tôi muốn tổ chức hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam và những câu chuyện điển hình .
Hội thảo sẽ có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện các Hiệp hội; đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, lãnh đạo các doanh nghiệp mạnh ở các lĩnh vực khác nhau nhưng cùng chung tiếng nói, cùng chung tầm nhìn Xanh.
Hội thảo ngoài các tham luận còn có 2 phiên Diễn đàn với chủ đề hấp dẫn, do TS. Trần Đình Thiên, Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chủ trì phiên 1 và ông Phạm Hải Âu – Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Quản trị rủi ro của PwC Việt Nam chủ trì phiên 2.
Thông tin cụ thể:
-Hội thảo: “ Tầm nhìn xanh Việt Nam và những câu chuyện điển hình”
– Thời gian: 8h00-11h30 thứ Tư ngày 22/11/2023
– Địa điểm: Khách sạn Sheraton, 11 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội.
-Điều hành Diễn đàn Hội thảo: TS. Trần Đình Thiên và ông Phạm Hải Âu (PwC)
Mọi thông tin liên quan đến Hội thảo xin vui lòng liên hệ email: [email protected]
Hội thảo “Tầm nhìn xanh Việt Nam và những câu chuyện điển hình” do Trang tin kinh tế tài chính CafeF thuộc Công ty Cổ phần VCCORP tổ chức, cùng sự đồng hành về chuyên môn của các đơn vị quản lý, các chuyên gia kinh tế hàng đầu, các đơn vị tư vấn, và sự hỗ trợ về tổ chức của các doanh nghiệp: ACB, Manulife, Masan Group, XanhSM, HSBC Việt Nam, SHB, Gamuda, T&T Group và Nhựa tái chế Duy Tân.