Giải pháp nào khắc phục?

Giải pháp nào khắc phục?


Bài 1: Ế ẩm cả nghìn căn

Theo Luật Nhà ở hiện hành, NƠXH có 3 hình thức: mua, thuê mua, thuê. Các hình thức này đều có giá thấp hơn so với thị trường để các đối tượng hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước về NƠXH. Chủ đầu tư đa dạng, gồm: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và Nhà nước bỏ tiền ra xây dựng. NƠXH tồn tại hơn 10 năm nay và đã bộc lộ nhiều bất cập.

Nhà ở xã hội nơi thừa, nơi thiếu: Giải pháp nào khắc phục? - Ảnh 1.

Dự án NƠXH tại Hoài Đức do Công ty TNHH Bánh Kẹo Thăng Long làm chủ đầu tư bị “ế”. Ảnh: Như Ý

Bộ Xây dựng cho biết, cả nước có 15 địa phương có NƠXH thuộc sở hữu Nhà nước với tổng số 15.841 căn. Trong đó, 12.162 căn đã cho thuê, 1.380 căn đã cho thuê mua (tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và tỉnh Vĩnh Long), 929 căn đã bán và 750 căn còn trống do chưa có đối tượng thuê, thuê mua hoặc do người thuê hết thời hạn thuê trả lại do không còn nhu cầu; 620 căn của TPHCM chưa có báo cáo cụ thể về tình hình thuê, thuê mua quỹ nhà này.

Cá biệt như TP Đà Nẵng có 10.579 căn NƠXH thuộc sở hữu Nhà nước nhưng không có trường hợp nào thuê mua mà chỉ cho thuê. TP Đà Nẵng đã lập Đề án báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép bán 846 căn và đã bán được 616 căn.

Hồi tháng 8 vừa qua, trong báo cáo gửi Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, dù tỉnh Bắc Ninh triển khai đầu tư xây dựng hàng chục ngàn căn nhà ở công nhân, nhưng dường như công nhân làm việc trên địa bàn tỉnh lại không mặn mà với việc mua nhà.

Theo đó, trong số 7 dự án nhà ở công nhân đã hoàn thành, hoàn thành một phần tại Bắc Ninh, cung cấp ra thị trường khoảng 4.000 căn hộ hoàn thiện, nhưng số công nhân làm việc trong các khu công nghiệp đăng ký mua nhà rất ít.

Báo cáo nêu rõ, thời gian qua, các chủ dự án đã rao bán 1.681 căn nhà ở công nhân nhưng số lượng bán được rất ít, hiện 7 dự án còn 1.324 căn nhà.

Còn tại Hà Nội, có dự án NƠXH tại Hoài Đức do Công ty TNHH Bánh Kẹo Thăng Long bán đến lần thứ 26 vẫn còn 42 căn (tổng số 911 căn để bán).

Cần mở rộng đối tượng người mua

Lý giải việc hơn 1.000 căn nhà ở công nhân không có người mua, UBND tỉnh Bắc Ninh cho rằng, do đa số công nhân là người ngoại tỉnh, có tính chất cư trú không ổn định, thường xuyên di chuyển, thay đổi vị trí việc làm. Mặt khác thu nhập của công nhân còn thấp, vì thế việc bán, cho thuê, thuê mua nhà ở công nhân ở Bắc Ninh thời gian qua rất chậm.

Để tăng tính hấp dẫn của nhà ở công nhân, tỉnh Bắc Ninh kiến nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, bổ sung các cơ chế ưu đãi đặc biệt hơn nữa đối với nhà lưu trú công nhân, NƠXH dành cho công nhân. Đi kèm với đó là hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy định, hướng dẫn cụ thể về quản lý, phát triển đồng bộ loại hình nhà ở này.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, ngay cả khi đề án 1 triệu căn NƠXH được thực thi tối đa, nguồn cung NƠXH vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Trong khi đó, quá trình triển khai, xây dựng đến mở bán dự án NƠXH vẫn còn nhiều vướng mắc, từ cơ chế pháp luật đến quy định và điều kiện mua cũng như các trường hợp được thụ hưởng chính sách.

Ông Đính kiến nghị, chính sách về nhà ở cần hướng đến mọi tầng lớp trong xã hội. Quy định đối tượng được thụ hưởng chính sách về NƠXH cần thay đổi phù hợp hơn. NƠXH không phải là bán cho người giàu nhưng cần hướng đến cả những đối tượng có thu nhập thuộc diện phải đóng thuế, có tích lũy, nhưng không tiếp cận được với nhà ở thương mại hiện có giá bán ở ngưỡng cao.

Gói 120.000 tỷ đồng làm NƠXH, mới giải ngân 83 tỷ đồng

Bộ Xây dựng vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho NƠXH, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng chung cư cũ.

Theo Bộ Xây dựng, hiện có đã có 20 tỉnh, thành phố công bố danh mục 52 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình gói 120.000 tỷ đồng với nhu cầu vay vốn là 25.884 tỷ đồng. Trong đó, có 49 dự án NƠXH với nhu cầu vay là 24.655 tỷ đồng và 3 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ với nhu cầu vay là 1.229 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có một số dự án NƠXH tại các địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 83,1/1.095 tỷ đồng. Cụ thể, Công ty Minh Phương tại Phú Thọ được giải ngân 23,7/95 tỷ đồng; Công ty Kinh Bắc ở Bắc Ninh được giải ngân 46/50 tỷ đồng; Liên doanh Công ty CP nhà số 6 Hà Nội và Công ty CP tư vấn Toàn Cầu được giải ngân 13,4/950 tỷ đồng.



Source link

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh